Có bằng Đại Học = Tỉ lệ thất nghiệp cao, tại sao?

Thứ hai, không thể bỏ qua một nguyên nhân khách quan đó là việc cho các bạn trẻ khi còn ở trên ghế nhà trường, đặc biệt ở cấp trung học phổ thông còn rất

1. Sơ lược về thị trường lao động Việt Nam

Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê vào ngày 1/4/2014 thì tổng dân số Việt Nam là 90.5 triệu người (Tổng Cục Thống kê, 2014) trong đó tổng số người có việc làm là 52.43 triệu người tính đến ba tháng đầu năm 2015 (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, 2015). Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của cả nước là 2,43%, tăng 0,22% so với cùng kỳ năm 2014.

2. “Thừa thầy, thiếu thợ” trong thị trường lao động VN

Bảng 1: So sánh nguồn cung lao động và nhu cầu nhân lực theo trình độ nghề
Lao động có bằng cấp/chứng chỉ trên cả nước năm 2014(1) Dự báo nhu cầu nhân lực theo trình độ nghề tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2015 (2)

(Số chỗ việc làm/dự đoán 270000 việc làm/ năm)
Trình độ đại học 4.3 triệu người (36.39%) 35100 (13%)
Lao động có trình độ trung cấp chuyên nghiệp/Trung cấp nghề 3.06 triệu người (25.84%) 94500(35%)
Sơ cấp nghề 1.99 triệu (16.79%) 54000(20%)
Cao đẳng nghề/Cao đẳng 1.7 triệu (14.39%) 40500(15%)
(1) Nguồn: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2015)
(2) Nguồn: Lê Thị Hồng Điệp (2014)

Nhìn vào bảng trên, ta có thể nhận thấy những sự mất cân đối khá đặc biệt đối với thị trường lao động hiện nay. Thứ nhất, trong bảng dự báo nhu cầu lao động dựa theo trình độ giáo dục, ta thấy nhu cầu tuyển dụng nhân sự có bằng cấp từ trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề đến sơ cấp nghề chiếm tỉ trọng lớn nhất là 55%, trong khi đó nhu cầu tuyển dụng nhân sự có trình độ đại học và cao đẳng chỉ chiếm 28%.

Thế nhưng, nghịch lý tồn tại khi tỉ lệ lao động đạt trình độ đại học hiện nay có tỉ trọng cao nhất lên đến 36,39% trong số tổng lao động tại Việt Nam. Trong khí đó, tổng lao động có bằng trung cấp chỉ chiếm 25.84% và sơ cấp nghề là 16,79%.

ĐIỀU NÀY NÓI LÊN VẤN ĐỀ GÌ ?

Rõ ràng, thị trường lao động Việt Nam có sự chênh lệch giữa cung với cầu. Trong khi nhu cầu lao động có trình độ đại học, cao đẳng tương đối thấp nhưng số lượng lao động ở trình độ này lại chiếm tỉ trọng cao, dẫn đến một nguồn cung thừa thãi. Ngược lại, nhu cầu cho nhân sự ở trình độ trung cấp và sơ cấp lại rất lớn nhưng số lượng cung ứng lại có hạn, chiếm tỉ trọng nhỏ hơn so với nhóm lao động có trình độ cao.

Hiển nhiên, sự mất cân đối này sẽ khiến cho lao động có bằng đại học, cao đẳng trong tay sẽ đối mặt với nguy cơ thất nghiệp cao vì thừa thãi nhân lực. Còn về phía các công ty tuyển dụng lao động có trình độ trung bình – thấp sẽ đau đầu vì không có đủ nguồn lao động cần thiết cho các dự án sản xuất lớn khi họ mong muốn mở rộng phát triển kinh doanh trong nước hay khi các doanh nghiệp quốc tế mở rộng đầu tư sản xuất tại Việt Nam.

Vấn đề “thừa thầy – thiếu thợ” là ở điểm này.
3. Nguyên Nhân Của Sự Mất Cân Đối

Bảng 2: Nhu cầu nhân lực phân bố theo các nhóm ngành tại TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2015-2020 đến năm 2025
Tổng nhu cầu nhân lực theo các ngành Tỉ lệ ngành nghề so với tổng số việc làm
4 ngành công nghiệp chính Cơ khí (3%)

Điện tử – Công nghệ thông tin (6%)

Chế biến tinh lương thực phẩm (4%)

Hóa chất – Nhựa cao su (4%)
17%
9 ngành dịch vụ hàng năm Tài chính –Tín dụng – Ngân hàng – Bảo hiểm (4%)

Giáo dục – Đào tạo (5%)

Du lịch (8%)

Y tế (4%)

Kinh doanh tài sản – Bất động sản (3%)

Dịch vụ tư vấn, khoa học-công nghệ, nghiên cứu và triển khai (3%)

Thương mại (3%)

Dịch vụ vận tải – Kho bãi – Dịch vụ cảng (3%)

Dịch vụ bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin (3%)
36%
Các ngành nghề khác Truyền thông – Quảng cáo – Marketing (8%)

Dịch vụ – Phục vụ (10%)

Dệt may – giày da – thủ công mỹ nghệ (10%)

Quản lý hành chính (4%)

Xây dựng – Kiến trúc, môi trường (4%)

Công nghệ Nông – Lâm (3%)

Khoa học – Xã hội – Nhân văn (3%)

Ngành nghề khác (5%)
47%

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề này nhưng người viết chỉ xin đề cập hai nguyên nhân chính:

Thứ nhất, nếu nhìn vào bảng nhu cầu nhân lực phân bố theo ngành từ năm nay 2015 đến năm 2020, ta sẽ nhận thấy các ngành có nhu cầu tuyển dụng nguồn lao động cao bao gồm :

3 ngành công nghiệp chính: chế biến thực phẩm, cơ khí, hóa chất – nhựa cao su là 10%
Ngành du lịch chiếm 8%
Lĩnh vực dịch vụ vận tại, kho bãi, dịch vụ cảng chiếm 3%
Lĩnh vực dịch vụ – Phục vụ có nhu cầu lên đến 10%
Nhóm ngành dệt may- giày da- thủ công mỹ nghệ là 10%
Lĩnh vực công nghệ Nông – Lâm là 3%

Tổng hợp nhu cầu tuyển dụng các ngành trên ta có tỉ lệ là 45% trên tổng số nhu cầu tuyển dụng của toàn bộ các ngành. Và điểm đặc biệt là các ngành này hầu hết đều tuyển dụng lao động có trình độ trung bình – thấp từ sơ cấp nghề đến trung cấp chuyên nghiệp, hạn chế tuyển dụng các lao động có trình độ từ đại học trở lên.

Thứ hai, không thể bỏ qua một nguyên nhân khách quan đó là việc định hướng nghề nghiệp cho các bạn trẻ khi còn ở trên ghế nhà trường, đặc biệt ở cấp trung học phổ thông còn rất nhiều điều thiếu sót. Trong khi Việt Nam đang trên đà đẩy mạnh công nghiệp hóa, mở rộng nhiều hơn nữa các xí nghiệp nhà máy, các khu công nghiệp chủ chốt cộng với sự đầu tư không ngừng từ các doanh nghiệp nước ngoài thì dễ nhìn thấy tương lai sắp tới nhu cầu tuyển dụng nhân sự cho đội ngũ công nhân, thợ gia công ở các xí nghiệp là cực kì lớn và cơ hội được tuyển dụng cũng như mức lương sẽ tăng theo. Thế nhưng, định hướng của xã hội, và gia đình lại hướng học sinh, sinh viên theo đuổi một cách ào ạt vào các ngành kinh tế, tài chính, dịch vụ trong khi nhu cầu tuyển dụng ở các ngành này là tương đối thấp so với toàn bộ ngành ở thị trường lao động Việt Nam. Bên cạnh đó, nhà nước hay các tổ chức giáo dục cũng không cung cấp và giải thích đầy đủ về các số liệu này, không có các buổi hội thảo định hướng nghề nghiệp thật sự chất lượng để thay đổi nhận thức của phụ huynh và học sinh.

Chính từ 2 nguyên nhân này dẫn đến việc lao động ở trình độ cao sẽ ngày càng trở nên thừa thãi và hậu quả sẽ khiến tỉ lệ thất nghiệp ngày càng có nguy cơ gia tăng.
4. Nắm lấy cơ hội ngay lập tức !!!!

Nếu bạn đang là một học sinh có thành tích không tốt ở trường phổ thông và biết rằng mình không thể có cơ hội bước vào giảng đường đại học thì hãy tự tin chọn ngay cho mình con đường trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề vì chắc rằng cơ hội việc làm sau này sẽ luôn rộng mở dành cho bạn.

Nếu bạn là một sinh viên chỉ tốt nghiệp với tấm bằng trung cấp chuyên nghiệp, đang lo lắng và tự ti trước con đường tìm việc của mình thì bây giờ HÃY VUI LÊN . Vì cơ hội tìm được công việc phù hợp với bạn cao hơn ít nhất gấp 3 lần so với các bạn sinh viên đang mài đũng quần trên giảng đường đại học.

Về phía các vị phụ huynh, hãy nhanh chóng thay đổi nhận thức và quan điểm về định hướng nghề nghiệp cho con em mình. Hãy từ bỏ suy nghĩ cho rằng học càng cao thì mới càng dễ có việc làm, hay phải có tấm bằng đại học thì mới kiếm được việc làm nhanh chóng. Thị trường lao động tại Việt Nam đã thay đổi, tương lai sẽ dành rất nhiều cơ hội việc làm chất lượng và con đường thăng tiến rộng mở cho nhóm các ngành vốn không có nhiều sự cạnh tranh như cơ khí, may mặc, hóa chất, thực phẩm, sản xuất linh kiện, máy móc …..

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *