Quan điểm sai lầm khi tìm việc làm thêm

Liên lạc với nhà tuyển dụng sau cuộc phỏng vấn là việc làm đúng đắn nhưng thay vì gửi email hay gọi điện, bạn nên viết tay một tấm card cảm ơn tới từng người đã phỏng vấn bạn.


Nếu bạn có một hay một số quan điểm dưới đây, bạn nên chóng loại bỏ để quá trình tìm việc trở nên hiệu quả và nhanh chóng hơn.

1. Không có công việc nào dành cho mình cả
Trên thực tế, có rất nhiều công việc đang tuyển dụng nhưng do lượng người ứng tuyển nhiều hơn khiến cuộc cạnh tranh tìm việc làm trở nên khó khăn hơn. Để nổi bật, hãy nhờ tới mạng lưới quan hệ của bạn và gửi trực tiếp hồ sơ xin việc tới nhà tuyển dụng. Bạn sẽ được chú ý bởi hiện nay gần như hầu hết các ứng viên khác đều ứng tuyển trực tuyến.

2. Tất cả những công việc tốt đều được quảng cáo trên mạng
Matt Youngquist – chủ tịch công ty Career Horizons cho rằng: có đến 70 – 80% vị trí tuyển dụng không được công khai rộng rãi. Điều này có nghĩa là phần lớn công việc được tiếp cận thông qua mạng lưới quan hệ chứ không phải tuyển dụng trực tuyến.

3. Công việc tạm thời không có giá trị
Nhà tuyển dụng coi vị trí tạm thời như một nền tảng tốt và thường tuyển nhân viên chính thức từ đội ngũ ứng viên tạm thời. Dù sao, công việc tạm thời tạo cơ hội cho bạn tích lũy các kỹ năng, kiến thức cần thiết trong khi tìm kiếm vị trí lâu dài cũng như lấp lỗ hổng trong CV của bạn. Vì vậy, đừng cho rằng công việc tạm thời chỉ là một sự lãng phí thời gian.

4. Thất nghiệp vài tháng sẽ ảnh hưởng tới triển vọng nghề nghiệp
Điều này phụ thuộc vào những gì bạn làm trong thời gian này. Dù bạn ngoài 20 tuổi hay vừa mới tốt nghiệp, nhà nội trợ quay trở lại làm việc, hãy nhấn mạnh tất cả kinh nghiệm và thành tích đã đạt được trong thời gian thất nghiệp. Chẳng hạn, bạn đã từng tích cực tham gia gây quỹ cho hội từ thiện địa phương hay là chủ tịch hội phụ huynh. Và hãy chỉ ra bạn đã có thêm kỹ năng, kinh nghiệm gì từ các hoạt động đó trong CV của mình.

5. Nhà tuyển dụng luôn thích mẫu CV chuẩn
Các CV đều như nhau nhưng điều khác biệt là làm thế nào để nhà tuyển dụng chú ý tới CV của bạn. Để làm được điều này, bạn nên có những từ khóa chính xác trong CV đúng như những gì nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Hiện nay, nội dung CV quan trọng hơn hình thức. Bên cạnh đó, thư xin việc vẫn đóng vai trò không thể thiếu trong việc thể hiện sự khác biệt của bạn so với những ứng viên có cùng kinh nghiệm khác.

6. Nhà tuyển dụng không đánh giá cao mạng xã hội
Ngược lại, mạng xã hội có thể tạo ra sự khác biệt nếu bạn biết cách tận dụng. Người tìm việc ở mọi cấp độ nên sử dụng các mạng xã hội để kết nối với mạng lưới quan hệ. Thay vì ứng tuyển vào vị trí theo các cách truyền thống, bạn cũng có thể tìm việc dựa vào các mạng xã hội. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải thận trọng với những gì mình đăng lên trang cá nhân của mình, chẳng hạn như bày tỏ quan điểm chính trị, tôn giáo hay những bức ảnh riêng tư.

7. Chấp nhận bất cứ lời đề nghị công việc nào
Trong thời buổi kinh tế khó khăn, có việc làm đã là tốt lắm rồi. Nhưng hãy nhớ rằng, nếu chấp nhận công việc mình ghét, bạn sẽ không thoải mái và sẽ tiếp tục tìm việc mới sau thời gian ngắn. Thay vào đó, bạn có thể làm công việc tạm thời, freelance cho tới khi tìm được công việc thực sự phù hợp.

8. Sau cuộc phỏng vấn, nên gọi điện cho nhà tuyển dụng
Liên lạc với nhà tuyển dụng sau cuộc phỏng vấn là việc làm đúng đắn nhưng thay vì gửi email hay gọi điện, bạn nên viết tay một tấm card cảm ơn tới từng người đã phỏng vấn bạn. Điều quan trọng nhất là hãy thể hiện sự lạc quan, tích cực và hứng thú thực sự với công việc. Công ty có thể đào tạo kỹ năng nhưng không dạy bạn bày tỏ quan điểm, thái độ ra sao.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *